Đối với chủ tàu thuyền, thủy thủ lái tàu thì tời neo điện có vai trò cực quan trọng trong việc giúp tàu neo đậu tốt đối phó tốt với nhiều tình huống như: thủy triều dâng, bão, lốc xoáy…Để vận hành thiết bị tời này hiệu quả thì cách duy nhất phải hiểu rõ cấu trúc và đặc điểm của dòng máy này như thế nào.
1. Định nghĩa về tời neo điện? Tời neo điện có mấy loại?
Dòng tời neo điện là công cụ giúp ích chủ tàu, thủy thủ có thể giữ tàu đứng cố định ở một vị trí bằng cách thu, thả neo hay kéo nhằm mục đích để những chiếc tàu đó an toàn khi nằm trong bến cảng hoặc chờ thủy triều, trú ẩn khi có bão ập đến. Nhờ vậy, tàu không gặp bất trắc, nguy hiểm khi có sự cố đột ngột xảy ra
Trên thị trường hiện nay, có 2 loại tời neo chính:
- Tời neo điện trục đứng: Có kết cấu động cơ, hộp số, bộ điều khiển lắp ở phía dưới của boong. Tời này được ứng dụng để thu hoặc thả dây buộc tàu ra khi có lệnh. Người ta thường để tời neo trục đứng ở sau vị trí lái hoăc ở 2 bên mạn thân tàu nhằm giúp quá trình làm dây diễn ra thuận lợi
- Tời neo điện trục ngang: Chính là các tời neo mũi, có nhiệm vụ thả, thu neo khi cần cố định tàu hoặc thả, thu gọn dây buộc tàu khi nhận được thông báo
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật máy tời neo điện
– Về cấu tạo, máy tời neo điện là sự kết hợp của các bộ phận sau:
- Động cơ điện
- Thiết bị điều khiển
- Bộ phận truyền động cơ khí
- Hộp số
- Trống quấn xích hình sao (Trống quấn neo)
- Trống quấn dây
- Ly hợp
- Phanh đai cơ khí xích neo
- Neo
Thông thường, trên các tàu sẽ kết hợp tời neo và tời dây để áp dụng đúng với điều kiện thực tế xảy ra. Khi đó, motor tời sẽ truyền động đến trống quấn neo hoặc quấn dây bằng một nguyên lý cơ cấu cơ khí đã được lập trình sẵn. Nếu gạt cần sang trái, nó sẽ gắn với trống quấn dây để kéo, thả dây buộc tàu, còn khi gạt sang phải sẽ gắn với trống quấn neo để thu, nhả neo như mong muốn
– Tời neo điện để kéo tàu thủy thường được xây dựng thành một hệ thống tời có công suất làm việc lớn, đủ để vận hành trên tàu liên tục mà vẫn hoạt động trơn tru, tốt. Thông thường, một hệ thống tời trên bao gồm những loại thông số sau:
- Lực kéo
- Tốc độ kéo neo
- Tốc độ thu dây
- Thời gian thực hiên (phụ thuộc độ dài xích và tốc độ thu neo nếu đang trong lúc nhổ neo)
3. Các quy định bắt buộc phải có với hệ thống tời neo điện dùng cho tàu thủy
Phải nói rằng, neo là một bộ phận cực kỳ quan trọng với con tàu, nó có tác động đến sự an toàn của tàu và những người có mặt trên khoang rất lớn. Bởi lẽ, khi ở trạng thái tĩnh, tàu bị chi phối bởi lực của gió, lực cản của nước chảy trên biển cũng như sức sóng va chạm đến cùng nhiều loại lực khách quan khác. Do vậy, tời neo chính là thứ giúp tàu đứng yên, vững vàng cho dù nguyên nhân gây xô đập, ảnh hưởng tới tàu có lớn đến đâu. Vì vậy, nếu thiếu bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi vận hành tàu thủy cực cao
Người ta xây dựng tời neo thành hệ thống tời neo điện hoàn chỉnh, có công suất lớn nên chúng cũng có những quy định bắt buộc để đảm bảo việc vận hành tàu luôn suôn sẻ, ổn định:
- Dùng được trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau tốt
- Dùng được trong mọi trạng thái về mặt biển
- Mở máy tốt với tất cả phụ tải đi kèm
- Cần đảm bảo lực kéo duy trì ở mức vừa phải, với tốc độ bình thường khi thu xích
- Động cơ hoàn toàn có thể dừng hoạt động dưới điện có kèm tải trong 1 phút
- Giữ neo tốt, trở về trạng thái treo trong trường hợp mất điện áp đột xuất
- Điều chỉnh tốc độ neo ổn định từ lúc thu neo đến khi đưa neo tiến vào lỗ của nó (theo hướng từ vận tốc thường về chậm)
- Máy không gây tiếng ồn lớn nhằm chống gây khó chịu cho mọi hoạt động xung quanh
4. Một số tời neo điện phổ biến hiện nay
- Tời neo điện CMEI
- Tời neo điện Rebel 5
- Tời neo điện THR
- Tời neo điện TRAC LBS35
- Tời neo điện TIGRES
Vậy là, chúng tôi vừa tổng hợp các kiến thức tời neo điện cho độc giả tham khảo. Hy vọng, bài viết sẽ được mọi người yêu thích và hỗ trợ bạn thêm phần nào trong việc tìm hiểu về thiết bị trên!
Nguồn: https://dienmayflash.com/toi-neo-dien.html
Nhận xét
Đăng nhận xét